Từ khi ra đời cách đây 25 năm, nó là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất để lập trình web. Sự nổi lên của Internet đã giúp JavaScript có một chỗ đứng mà nó không bao giờ nghĩ tới trước đó. Kể từ khi ra mắt, JavaScript không chỉ củng cố vị trí của nó như là một ngôn ngữ lập trình mạnh, mà nó còn chiếm được các chỗ đứng trong các lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp phát triển web hiện đại.
Lấy cảm hứng từ các ngôn ngữ lập trình Scheme, Java và Self, JavaScript được Brendan Eich phát triển vào năm 1995, khi ông làm việc tại Netscape Communications. Vào những năm 1990, Netscape Communications đã có chỗ đứng vững chắc trên Internet nhờ trình duyệt của mình là Netscape Navigator. Trình duyệt này đã soán ngôi của trình duyệt Mosaic được sử dụng rộng rãi, và trở thành trình duyệt web chính thống đầu tiên.
Marc Andreessen là người đồng sáng lập Netscape Communications. Ông đã làm việc cho dự án trình duyệt Mosaic vào năm 1993 và là thành viên của nhóm các nhà phát triển tại Đại học Illinois. Khi web trở nên phổ biến, các công ty công nghệ đã phát triển các trình duyệt hiệu quả nhất trên Internet.
Microsoft đã nắm bắt được xu hướng này và đã khởi xướng dự án Internet Explorer nhằm nỗ lực soán ngôi thống trị Internet của Netscape. Điều này đã gây ra một cuộc chiến trình duyệt khốc liệt giữa Microsoft và Netscape để đạt được uy quyền trong thị trường trình duyệt.
Vào thời điểm đó, các nhà phát triển web mong muốn có một ngôn ngữ kịch bản để tạo hoặc thêm các tính năng động trên các trang web. Ban đầu, họ đặt mục tiêu vào Java nhưng cuối cùng họ nhận ra rằng cần phải có một thứ gì đó linh hoạt hơn để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Netscape đã nhận ra điều này và đã tạo ra một ngôn ngữ kịch bản nhẹ mà có thể cho phép các nhà lập trình web thêm các tính năng tương tác trên các trang web. Thời điểm đó cuối cùng cũng đã đến và đây là lúc cha đẻ của JavaScript xuất hiện.
Năm 1995, Bernard Eich được Netscape ký hợp đồng để tạo và triển khai một ngôn ngữ động để cho ra mắt trình duyệt Netscape Navigator 2.0 của họ. Dự án này ra đời như là một nhiệm vụ khẩn cấp đối với Eich. Tuy nhiên, anh ấy đã nhìn thấy đây là một cơ hội để làm việc với một thứ gì đó mà anh đam mê và hợp tác với Netscape. Và thế là ý tưởng về một ngôn ngữ kịch bản nhẹ đã ra đời. Nó được Eich đặt tên là Mocha nhưng sau đó được đổi tên thành Live Script. Chỉ trong mười ngày, một prototype đã được Eich phát triển và sẵn sàng để triển khai trên trình duyệt Netscape Navigator 2.0 bản Beta.
Trong nỗ lực duy trì vị thế của mình trong thị trường trình duyệt cạnh tranh, Netscape đã đồng ý hợp tác với Sun Microsystems - nhà phát triển ngôn ngữ lập trình Java. Sự hợp tác này đảm bảo Sun Microsystems sẽ sử dụng Netscape Navigator làm nền tảng cho trang web để cung cấp Java cho Cộng đồng Java.
Năm 1996, gần một năm sau, cuối cùng Live Script cũng được đổi tên thành JavaScript như là một chiến lược tiếp thị để được chấp nhận trong cộng đồng Java. JavaScript được xem như là một ngôn ngữ kịch bản cho các dự án nhỏ phía máy khách trong trình duyệt Netscape Navigator 2.0, trong khi Java được xem như là một công cụ chuyên dụng để phát triển các giải pháp web ấn tượng.
Sau đó, Microsoft đã thiết kế ngược JavaScript để phát triển một phiên bản tùy chỉnh cho Internet Explorer 3. Nó được đặt tên là JScript để tránh các vấn đề pháp lý với Sun Microsystems, đang sở hữu thương hiệu Java và đã có giấy phép với Netscape.
Rõ ràng, linh hoạt và có thể truy cập được đối với những người không phải là lập trình viên, JavaScript (và JScript) rất phổ biến, làm cho các trang web trở nên động và tương tác hơn.
Thật không may là cả hai đều bắt đầu nhận được một phản hồi tiêu cực bởi vì mọi người có thể viết các đoạn mã với ít hoặc không có kiến thức về những gì họ đang làm. Ngoài ra, JavaScript thường hay làm phiền mọi người (quảng cáo bật lên, khai thác lỗ hổng trình duyệt, v.v.) thay vì để nâng cao trải nghiệm của họ.
Một phản hồi quan trọng để giải quyết vấn đề này xuất hiện dưới dạng tiêu chuẩn hóa ECMA. Netscape và Sun Microsystems đã gửi tài liệu cho tổ chức ECMA International để chuẩn hóa JavaScript. Tiêu chuẩn hóa là một bước quan trọng và là một lời kêu gọi tuyệt vời dành cho một ngôn ngữ mới như vậy.
Điều này đã góp phần đưa JavaScript đến với nhiều đối tượng hơn và cho phép các nhà phát triển có tiếng nói trong sự phát triển của ngôn ngữ kịch bản. Tiêu chuẩn hóa cũng nhằm mục đích giữ cho những người đã từng sử dụng mã cho các lý do tiêu cực. Để tránh vi phạm thương hiệu Java của Sun, ủy ban ECMA đã quyết định đặt tên cho ngôn ngữ được tiêu chuẩn hóa là ECMAScript.
Điều này thậm chí còn gây ra nhiều hiểu lầm hơn, nhưng cuối cùng ECMAScript đã được sử dụng chỉ để đặc tả và JavaScript đã (và vẫn) được sử dụng để nói đến như là một ngôn ngữ kịch bản cho đến ngày nay.